-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
THỰC TRẠNG NGUỒN NƯỚC Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Ngày 08/09/2022
Bình luận (0)
Kiên Giang
Nước mặt tỉnh Kiên Giang có các chỉ tiêu vượt chuẩn là pH, amoni, nitrite và clorua.
Khu vực có pH nhỏ hơn 5 ở Cầu Đồng Hòa và Giang Thành.
Chỉ tiêu amoni vượt chuẩn ở huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thuận và Hòn Đất.
Chỉ tiêu nitrite vượt chuẩn ở An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thuận, Hòn Đất và Kiên Lương
Nước lợ (1-10‰) ở huyện An Biên, huyện An Minh, Vĩnh Thuận.
Nước mặn (10-30‰) ở Cống Tam Bản, Bãi Chướng, Bãi Nam (Kiên Lương) và Đầm Đông Hồ (Hà Tiên).
Sóc Trăng
Nước mặt
Nước mặt ở Sóc Trăng có các thông số vượt chuẩn là nitrite, amoni, sulfate và clorua.
EC cao từ 800-1000 mS/m ở Kênh TX Vĩnh Châu, Kênh chợ Cổ Cò.
Nồng độ nitrite dao động từ 0,05-0,2ppm ở Kênh Xáng, Kênh 16m, Kênh TT Phú Lộc, Kênh TT Huỳnh Hữu Nghĩa, Kênh chợ Lịch Hội Thượng. Riêng Kênh 30-4 có nồng độ nitrite lớn hơn 1ppm.
Nồng độ amoni dao động từ 0,5-3ppm ở Kênh TX Vĩnh Châu, Kênh TX Ngã Năm, Kênh Xáng, Kênh 30-4, Kênh 16m, Kênh TT Phú Lộc, Kênh TT Huỳnh Hữu Nghĩa, Kênh chợ Lịch Hội Thượng. Cao nhất là Châu Thành.
Nồng độ sulfate dao động từ 300-800ppm ở Kênh chợ Cổ Cò, Kênh TX Vĩnh Châu.
Clorua dao động từ 200-400ppm ở Kênh Thạnh Lợi, Sông Bến Bạ TT Cù Lao Dung, Sông Nhu Gia, Kênh TT Phú Lộc, Kênh TX Ngã Năm, Kênh chợ Lịch Hội Thượng, Sông Đinh.
Vị trí có nồng độ clorua cao hơn 1.000ppm ở Kênh chợ Cổ Cò, Kênh TX Vĩnh Châu.
An Giang
Nước ngầm
Nước ngầm ở An Giang có các chỉ tiêu vượt chuẩn là TDS, độ cứng, nitrate và asen.
TDS cao ở khu vực thuộc vùng cù lao, dao động từ 289-1.852ppm.
Độ cứng và nitrate cao ở vùng đồi núi, tiếp đến là vùng cù lao và đô thị, dao động lần lượt là 400-632ppm và 6,4-28,2ppm.
Asen trong nước ngầm cao hơn 0,05ppm vào năm 2007, 2008 nhưng đang có xu hướng giảm dầm.
Trà Vinh
Nước mặt
Nước mặt tỉnh Trà Vinh có các thông số vượt chuẩn là amoni, sắt, nitrite và clorua.
Từ năm 2011-2015 nồng độ amoni dao động từ 0,1-0,58ppm; nitrite 0,06-0,09ppm; sắt 1,9-4ppm. Nồng độ clorua có xu hướng tăng từ 1.549 lên 2.323ppm.
Nước ngầm
Nước ngầm Trà Vinh có các thông số vượt chuẩn là độ cứng và clorua.
Độ cứng dao động từ 400-800ppm ở các huyện Cầu Ngang, Châu Thành, TP.Trà Vinh. Đáng chú ý, huyện Càng Long có độ cứng hơn 1.100ppm.
Clorua dao động từ 600-800ppm ở huyện Càng Long, TP.Trà Vinh.
Tiền Giang
Nước mặt
Nước mặt ở tỉnh Tiền Giang có các thông số vượt chuẩn là pH, amoni, sulfate, nitrite và clorua. Các chỉ tiêu đáng báo động là TDS và clorua.
pH thấp hơn 5 ở các huyện Tân Phước và Tân Phú Đông.
TDS cao hơn 2.000ppm ở các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, riêng Tân Phú Đông có TDS lớn hơn 7.000ppm.
Nồng độ amoni dao động từ 0,5-1ppm, các tỉnh có nồng độ amoni lớn hơn 1ppm: Thành phố Mỹ Tho, huyện Tân Phước, huyện Châu Thành, Huyện Tân Phú Đông, Thị xã Gò Công và huyện Gò Công Đông.
Nồng độ sulfate dao động từ 300-600ppm: huyện Tân Phú Đông.
Nồng độ nitrite cao hơn 0,15ppm ở Huyện Cái Bè, Huyện Cai Lậy, Huyện Châu Thành và huyện Gò Công Tây.
Clorua dao động từ 1.000-4.000ppm ở Huyện Chợ Gạo, huyện Tân Phước và Huyện Tân Phú Đông.
Nước ngầm
Nước ngầm ở tỉnh Tiền Giang có các thông số vượt chuẩn là độ cứng, clorua và sắt.
Độ cứng:
Độ cứng dao động từ 400-900ppm ở xã Trung An, xã Bình Đông, xã Lương Hòa Lạc và xã Thạnh Nhựt
Độ cứng dao động từ 900-1.200ppm ở xã Hưng Thạnh, xã Tân Lý Đông, xã Long Bình Điền và Khu vực Bình Phú.
Clorua dao động từ 500-900ppm xã Trung An, xã Bình Đông, xã Hưng Thạnh, xã Tân Lý Đông, xã Long Bình Điền, xã Lương Hòa Lạc, xã Thạnh Nhựt và Khu vực Bình Phú.
Sắt từ 5-10ppm xã Bình Đông, xã Thạnh Nhựt và Khu vực Bình Phú.
Ninh Thuận
Nước mặt
Nước mặt tỉnh Ninh Thuận có các chỉ tiêu vượt chuẩn là amoni, nitrite và sắt.
Chỉ tiêu amoni vượt chuẩn ở Kênh Bắc (Nhánh Phan Rang Ninh Hải) và thôn Phước An (đầu sông Quao).
Chỉ tiêu nitrite vượt chuẩn ở Cầu sông Quao và hồ Sông Trâu.
Nồng độ sắt dao động từ 0,5-5ppm ở sông Cái, kênh Nam, kênh Bắc (Nhánh Phan Rang Ninh Hải), sông Lu, sông Quao, suối Cạn, sông Than, hồ Tân Giang, hồ sông Trâu và hồ sông Sắt.
Nước ngầm 2011-2015
Nước ngầm tỉnh Ninh Thuận từ năm 2011 đến 2015 có các chỉ tiêu vượt chuẩn là độ cứng, amoni và clorua.
Độ cứng dao động từ 500-2.500ppm ở huyện Đông Hải, Ninh Hải, Thuận Bắc, Thuận Nam, Cà Ná và Phước Dinh.
Nồng độ amoni dao động từ 1-1,5ppm ở huyện Ninh Hải, Thuận Bắc, Ninh Phước.
Nồng độ clorua dao động từ 250-2.000ppm ở Cụm công nghiệp Thành Hải, Đông Hải, Ninh Hải, Thuận Bắc, Ninh Phước, Thuận Nam, Cà Ná, Thuận Nam và Phước Dinh.
Nước ngầm 2016
Nước ngầm tỉnh Ninh Thuận năm 2016 có các chỉ tiêu vượt chuẩn là độ cứng, nitrate, sulfate, clorua và sắt. Các chỉ tiêu có xu hướng tăng hơn so với năm 2011 đến 2015.
Theo số liệu năm 2016, khu vực nuôi tôm xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam có độ cứng cao (từ 700-5.000ppm), nitrate lớn hơn 15ppm, sulfate lớn hơn 1.700ppm, clorua có vị trí lớn hơn 15.000ppm, nồng độ sắt lớn hơn 5ppm.
Ngoài ra, nồng độ amoni dao động từ 1-7ppm ở phường Tấn Tài, huyện Ninh Phước.
Khánh Hòa
Nước mặt
Nước mặt ở tỉnh Khánh Hòa có các chỉ tiêu vượt chuẩn là sắt, nitrite, amoni, đáng chú ý là nồng độ clorua.
Sắt:
Nồng độ sắt dao động từ 0,5-1ppm ở Đồng Trăng, Thanh Minh, Cầu Dục Mỹ, Cầu Dinh NH.
Nồng độ sắt cao hơn 1ppm ở Hồ Hoa Sơn, Sông Suối Dầu, cống số 4-KCN Suối Dầu.
Nồng độ clorua cao hơn 350 ở Mương NM Dệt NT, Cống số 4-KCN Suối Dầu, nồng độ đạt đến 8.000ppm ở Cầu Sắt NT.
Các huyện có chỉ tiêu nitrite vượt chuẩn cho phép Cầu Dục Mỹ, Cống Diên Toàn, Mương NM Dệt NM, cống số 4-KCN Suối Dầu.
Chỉ tiêu amoni vượt chuẩn ở Mương NM Dệt NM, cống số 4-KCN Suối Dầu.
Nước ngầm
Nước ngầm tỉnh Khánh Hòa gặp vấn đề nước cứng, nhiễm mặn, nhiễm kim loại nặng như sắt và mangan. Khu vực gần KCN Diên Phú bị ô nhiễm nặng.
Độ cứng:
Nước có độ cứng 120-500ppm tập trung ở KV Dốc Ké, KV Dốc Lết, KV Ninh An, KCN Ninh Thủy, KV Lương Hòa, KV Bình Tân, KV Lộc Thọ, KCN Diên Phú, KCN Phước Tuy, KCN Suối Dầu, KV xã Cam Hiệp Nam.
Khu vực Tuần Lễ có độ cứng cao từ 500-750ppm, UBND xã Cam Hải Đông có độ cứng trên 1.000ppm.
Khu vực Dốc Lết, KV xã Cam Hiệp Nam, Dốc Ké có độ mặn từ 250-1.000ppm, riêng KCN Diên Phú có độ mặn lớn hơn 1.000ppm.
Khu vực có nồng độ sắt từ 5-7,5ppm là Ninh An, KV Phước Tuy, UBND xã Cam Hiệp Đông, Cam Hải Đông. KCN Diên Phú có nồng độ sắt lớn hơn 15ppm.
Nồng độ Mn từ 0,5-1ppm có ở KV Ninh An, KV Bình Tân, KCN Diên Phú nồng độ Mn trên 6ppm.
Quảng Trị
Nước mặt
Nước mặt ở tỉnh Quảng Trị có các chỉ tiêu vượt chuẩn là sắt và amoni.
Nồng độ sắt dao động trong khoảng 0,5-4ppm.
Nồng độ amoni dưới 0,4ppm.
Nước ngầm
Nước ngầm ở tỉnh Quảng Trị có các chỉ tiêu vượt chuẩn là độ cứng, sulfate, amoni, clorua, và sắt. Đặc biệt là các khu vực nuôi tôm.
Độ cứng dao động từ 0-200ppm, riêng vị trí khu vực nuôi tôm xã Triệu Vân có độ cứng lên đến 2.250ppm.
Sulfate dao động từ 0-100ppm, riêng vị trí khu vực nuôi tôm xã Triệu Vân có nồng độ sulfate đến 700ppm.
Amoni dao động từ 0-0,4ppm, riêng vị trí khu vực nuôi tôm xã Triệu An có nồng độ amoni 1,2ppm.
Clorua có nồng độ thấp, riêng vị trí khu vực nuôi tôm xã Triệu Vân có nồng độ clorua đến 6.000ppm
Sắt có nồng độ nhỏ hơn 1ppm, tuy nhiên vị trí khu vực nuôi tôm xã Triệu Vân có nồng độ lên đến 6,5ppm.
Quảng Bình
Nước mặt
Nước mặt ở tỉnh Quảng Bình có các chỉ tiêu vượt chuẩn là amoni và sắt.
Amoni có nồng độ lớn hơn 0,5ppm: Sông Lệ Kỳ, sông Lý Hòa và sông Gianh
Sắt:
Sắt dao động trong khoảng 0,5-1,5ppm như sông Kiến Giang, sông Đại Giang, sông Lệ Kỳ, sông Nhật Lệ, sông Lý Hòa, sông Son, sông Gianh và sông Ròn.
Sắt dao động từ 1,5-2ppm ở Sông Dinh.
Nghệ An
Nước mặt
Nước ô nhiễm nặng cần xử lý trong tương lai chiếm 44% trên toàn tỉnh Nghệ An, trong khi tổng lượng nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt chiếm 14% và nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần biện pháp xử lý chỉ chiếm 12%. Các sông ô nhiễm chính là sông Hiếu và phụ lưu, sông Lam và phụ lưu.
Nồng độ amoni dao động từ 0-2ppm ở sông Lam, sông Hiếu, huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc; các KCN, cụm công nghiệp tiếp nhận nước thải, các hồ ở TP.Vinh có nồng độ dao động từ 0-4ppm. Đặt biệt các khu vực như kênh Bắc, kênh nước thải N3, mương Hồng Bàng, mương Nguyễn Viết Xuân có nồng độ amoni cao, dao động từ 4-13ppm.
Riêng thành phố Vinh, nước ô nhiễm chiếm 33% trên tổng số, trong đó khu vực miền núi ô nhiễm nhiều hơn các vùng khác, nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt chỉ chiếm 9%.
Nước ngầm
Nước ngầm tỉnh Nghệ An có các chỉ tiêu vượt chuẩn là TDS, độ cứng, nitrate, clorua và thủy ngân.
TDS cao ở các KCN và CCN:
TDS dao động từ 0-500ppm, các nơi có TDS cao từ 500-1.500ppm ở ngoại vi KCN Nam Cấm (Nghi Lộc); quảng trường HCM và ngoại vi CCN Đông Vĩnh (TP.Vinh).
TDS dao động từ 1.500-4.000ppm ở xã Nghi Yên (Nghi Lộc) và ngoại vi KCN Bắc Vinh.
Độ cứng:
Độ cứng khoảng 500ppm ở CCN Diễn Hồng (Diễn Châu), xã Cửa Lò (TX Cửa Lò).
Độ cứng từ 500-4.000ppm ở xã Nghi Yên (Nghi Lộc), xã Hưng Hòa (TP.Vinh)
Nitrate dao động từ 0-4ppm, các khu vực có nồng độ nitrate 4-14ppm ở Diễn Hồng (Diễn Châu), Nghi Lộc, Cửa Lò, Khu dân cư phường Hưng Dũng giáp kênh Bắc.
Clorua: các khu vực dao động từ 250 -3.500ppm xã Nghi Yên huyện Nghi Lộc, xã Hưng Hòa, ngoại vi KCN Bắc Vinh.
Ngoài ra, tỉnh còn bị nhiễm thủy ngân từ 0,001-0,0025ppm ở huyện Quỳ Hợp và KCN Bắc Vinh.
Sông Rế Hải Phòng
Nước mặt trên sông Rế có các chỉ tiêu vượt chuẩn là amoni, sắt và phenol.
Amoni dao động từ 0,3-1,6ppm xã Lê Lợi, xã Hồng Phong.
Sắt dao động từ 0,5-1,4ppm huyện An Dương, xã Hồng Phong, xã Lê Lợi, xã An Đồng, Cống Cái Tắt.
Phenol vượt chuẩn ở huyện An Dương, Cống Cái Tắt, An Đồng, xã Hồng Phong, xã Lê Lợi.
Hiện trạng môi trường quốc gia 2011-2015
Nước mặt
Vấn đề đáng chú ý là tình trạng nhiễm amoni ở cả sông thuộc miền Bắc lẫn miền Nam. Bên cạnh đó, tình trạng xâm nhập mặn đang ảnh hưởng đến chất lượng nước sông ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Amoni:
Amoni dao động từ 0,5-1,2ppm Sông Lũng Pô, sông Hồng
Amoni dao động từ 0,5-3,5ppm huyện Đông Anh (Hà Nội), huyện Yên Phong (Bắc Ninh), TP.Bắc Ninh.
Amoni dao động từ 0,5-0,8ppm hạ lưu sông Sài Gòn.
LVS Mekong có nồng độ clorua cao ở Long Phú, Cù Lao Dung (Sóc Trăng, sông Hậu) 6‰; Gò Công Đông (Tiền Giang) 9‰; Bình Đại 9‰, Ba Tri 11‰ (Bến Tre); TP.Trà Vinh (Trà Vinh) 5‰.
Nước ngầm
Các tỉnh ven biển có chỉ số TDS cao:
TDS dao động từ 5.000-10.000ppm Thái Thụy (Thái Bình), Thạch Hà (Hà Tĩnh).
TDS dao động từ 10.000-15.000ppm Sầm Sơn (Thanh Hóa).
TDS dao động từ 15.000-30.000ppm: Hải Hậu (Nam Định), Cà Mau, Cần Giờ (TP.HCM), Sóc Trăng.
→ Theo số liệu trung bình:
TDS dao động từ 800-2.300ppm ở Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. TDS lớn hơn 6.000ppm ở Đồng bằng Nam Bộ.
Tầng qp Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng Nam Bộ có nồng độ Fe2+ dao động từ 5-20ppm; Fe3+ dao động từ 10-21ppm.
Clorua dao động từ 300-400ppm Đồng bằng Bắc Bộ.
Clorua khoảng1.000ppm Bắc Trung Bộ, 3.000ppm Đồng bằng Nam Bộ.
Sulfate dao động từ 300-400ppm Đồng bằng Nam Bộ.
Khu vực Hà Nội bị nhiễm amoni ở Hoài Đức (30-40ppm), Hà Đông (>50ppm). Bên cạnh đó, nồng độ amoni ở Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đạt giá trị 15ppm.
Chất lượng nước sông Cầu
Sông Cầu có các chỉ tiêu vượt chuẩn là sắt, amoni, nitrite.
Hiện trạng môi trường quốc gia 2016
Nước mặt
Nồng độ amoni vượt chuẩn ở nhiều nơi trên cả nước:
Nồng độ Amoni tại các kênh Tp.HCM dao động từ 5-15ppm như Kênh Tàu Hũ-Bến Nghé, kênh Tân Hóa-Lò Gốm, kênh Ba Bò, kênh Tham Lương
Nồng độ Amoni tại các sông ở Hà Nội dao động từ 15-25ppm Sông Tô Lịch, Sông Lừ, sông Sét.
Amoni dao động từ 1-4ppm ở sông Tam Bạc (Hải Phòng), sông Phú Lộc (Đà Nẵng), sông Bến Ngự (Thừa Thiên Huế), sông Nhà Lê (Thanh Hóa), rạch nước lớn Vedan (Đồng Nai), kênh Cầu Ông Đành (Bình Dương), kênh 30/4 (Bạc Liêu).
Amoni dao động từ 4-10ppm ở sông Phú Lộc (Đà Nẵng), kênh Bến Đình (Bà Rịa Vũng Tàu), sông Bắc Hưng Hải (Hải Dương).
Nước ngầm
Amoni dao động từ 1-3ppm Phan Rang Tháp Chàm (Ninh Thuận), TP.Nha Trang (Khánh Hòa).
Asen vượt chuẩn ở Hà Nam: TT Vĩnh Trụ-Lý Nhân, TT Đồng Văn.
Tình hình xâm nhập mặn
Vùng hai sông Vàm Cỏ
Độ mặn lớn nhất (g/l) đến ngày 15/3/2018 tại vùng Hai sông Vàm Cỏ
TT |
Trạm |
Sông, rạch |
Khoảng cách từ biển (km) |
Độ mặn lớn nhất (g/l) |
||
2018 |
2017 |
2016 |
||||
1 |
Cầu Nổi |
Vàm Cỏ |
30 |
12,6 |
13,6 |
20,3 |
2 |
Bến Lức |
Vàm Cỏ Đông |
67 |
1,7 |
1,1 |
9,7 |
3 |
Tân An |
Vàm Cỏ Tây |
78 |
0,5 |
0,4 |
8,1 |
Vùng sông Cửu Long
Độ mặn lớn nhất (g/l) đến ngày 15/3/2018 một số trạm cửa sông Cửu Long
TT |
Trạm |
Sông, rạch |
Khoảng cách từ biển (km) |
Độ mặn lớn nhất (g/l) |
So sánh với năm cùng kỳ tăng (+)/giảm (-) |
|||
2018 |
2017 |
2016 |
2017 |
2016 |
||||
1 |
Vàm Kênh |
Cửa Tiểu |
4 |
18,8 |
23,5 |
24,1 |
-4,7 |
- 5,3 |
2 |
Vàm Giồng |
Cửa Tiểu |
27 |
5,0 |
4,0 |
10,3 |
+ 1,0 |
- 4,7 |
3 |
Bình Đại |
Cửa Đại |
8 |
22,6 |
25,6 |
27,0 |
-3,0 |
- 4,4 |
4 |
Lộc Thuận |
Cửa Đại |
20 |
11,2 |
14,2 |
16,8 |
- 2,0 |
-5,6 |
5 |
Giao Hoà |
Cửa Đại |
38 |
3,9 |
3,2 |
8,7 |
- 0,7 |
- 4,8 |
6 |
An Thuận |
Hàm Luông |
5 |
26,2 |
29,0 |
31,5 |
- 3,8 |
- 5,3 |
7 |
Sơn Đốc |
Hàm Luông |
24 |
12,1 |
13,1 |
27,4 |
- 1,0 |
- 15,3 |
8 |
Hưng Mỹ |
Cổ Chiên |
13 |
13,2 |
14,9 |
19,0 |
- 1,7 |
-5,8 |
9 |
Trà Vinh |
Cổ Chiên |
26 |
8,1 |
9,6 |
14,6 |
-1,5 |
-6,5 |
10 |
Láng Thé |
Cổ Chiên |
36 |
7,4 |
7,3 |
12,4 |
+0,1 |
-5,0 |
11 |
Trà Kha |
Sông Hậu |
9 |
13,3 |
15,2 |
20,5 |
-1,9 |
7,2 |
12 |
Cầu Quan |
Sông Hậu |
31 |
7,6 |
9,3 |
16,5 |
-1,7 |
-8,9 |
Vùng ven biển Tây
Độ mặn lớn nhất (g/l) đến ngày 15/3/2018 ở một số trạm trên sông Cái Lớn
TT |
Trạm |
Sông, rạch |
Khoảng cách từ biển (km) |
Độ mặn lớn nhất (g/l) |
So sánh với năm cùng kỳ tăng (+)/giảm (-) |
|||
2018 |
2017 |
2016 |
2017 |
2016 |
||||
1 |
Xẻo Rô |
Cái Lớn |
10 |
20,0 |
15,4 |
21,9 |
-4,6 |
- 1,9 |
2 |
Gò Quao |
Cái Lớn |
40 |
5,1 |
4,7 |
11,0 |
- 0,4 |
-4,9 |
3 |
Ngã ba nước trong |
Cái Lớn |
50 |
5,6 |
0 |
12,0 |
+5,6 |
-6,4 |